skip to Main Content

Thanh Chương Nghệ An

Địa điểm du lịch ở Thanh Chương
Đền Bạch Mã nằm ở xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, ngay bên phải quốc lộ 46 theo hướng Vinh – cửa khẩu Thanh Thuỷ. Tục ngữ Nghệ Tĩnh có câu: “Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng”. Đây là 4 ngôi đền mang những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng này.
Đền Bạch Mã (tên chữ gọi là “Bạch Mã Từ”) được xây dựng từ thời Lê để thờ Phan Đà (thần Bạch Mã) – vị tướng tài đã có công lớn trong cuộc chiến chống quân xâm lược nhà Minh. Đền thờ Phan Đà, một tướng trẻ kiêu dũng, mưu lược, đã từng ở trong hổ trướng của Bình Định vương Lê Lợi để bày mưu đặt kế, giúp vương trong thời gian về đây đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh cùng với bao huyền thoại còn lưu trong kí ức dân gian. Đền toạ ở chỗ tương truyền là nơi Phan Đà ngã ngựa, phía trước có con sông nhỏ chảy qua, phía sau xa là dãy Trường Sơn hùng vĩ, hai bên là khu dân cư bốn mùa tươi xanh cây lá.
Đền có cổng tam quan to đẹp, có tiền đường và hậu cung với những kèo, đòn, vách tường đều chạm trổ tinh tế và không ít đồ tế khí là cổ vật. Nghe nói ngày nay vẫn còn linh thiêng lắm. Du khách về đây, ngoài cầu phúc, cầu lộc, chiêm ngưỡng thêm một vẻ đẹp của tín ngưỡng, của văn hoá kiến trúc, còn có thể tìm được những đồng điệu với vị tướng trẻ tài ba kiêu dũng có tâm hồn nghệ sĩ.
Trước mặt đền là sông Rộ uốn mình như dải lụa, sau lưng đền là con đường nhựa thẳng tắp nối từ quốc lộ 49 qua cầu Rộ tới tận đường mòn Hồ Chí Minh. Đền Bạch Mã nằm trên vùng đất rộng khoảng hơn 4000m2 giữa thôn Tân Hà, xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương. Đền gồm có Tam quan, Nghi môn, Hạ điện, Trung điện, Thượng điện, Tả vu, Hữu vu. Đền được xây dựng trên khu đất đẹp theo thuyết phong thủy.

Trước cổng đền có hai con voi lớn đang quỳ đợi chủ nhân, bên cạnh là hai người quản voi đang ngồi trên phiến đá với vẻ mặt trầm tư kính cẩn. Sau lưng voi là cổng Tam quan khá rộng. Liên kết giữa cửa chính và hai cửa phụ là những mảng tường lớn đắp nổi hình voi, hổ, ngựa; ở các cột lớn đắp hình rồng, nghê khá đẹp và công phu. Tam quan đền Bạch Mã được sửa chữa vào thời Nguyễn, đứng sừng sững giữa đất trời lộng gió, tạo cho ngôi đền thêm bề thế, uy nghiêm.

Trước Nghi Môn là nhà Thiêu hương có 4 trụ với mái cong vuốt 4 góc, được trang trí bằng họa tiết hình lá sen, rồng, mây… Nhà thiêu hương cách Nghi Môn khoảng 2m. Nghi Môn có chiều dài khoảng 7,11m; rộng 2,4m gồm 3 cửa là chính môn, tả môn và hữu môn. Chính môn rộng 3m, ở hai mặt đối diện là hai quan văn và quan võ được đắp nổi với dáng vẻ uy nghiêm. Cửa tả và cửa hữu liên kết với chính môn bằng hệ thống tường bao, mỗi bên dài 1,36m, phía trên tường có xây gờ, gắn ngói mũi tạo thành mái che. Nghi Môn được trang trí các họa tiết và cạnh chỉ rất tinh xảo, không chỉ là bức bình phong che chở vững chắc cho ngôi đền mà còn là một công trình làm hài hòa giữa đền và cảnh quan xung quanh. Qua Nghi Môn là sân đền lát bằng gạch dài khoảng 10,7m, rộng khoảng 5m.

Tiếp đến là nhà Tả vu, Hữu vu: nơi cất giữ các đồ thờ tự lớn và là nơi nghỉ ngơi trước khi vào hành lễ. Hai ngôi nhà này đều có kích thước, kiểu cách và chất liệu xây dựng giống nhau. Mỗi nhà gồm 3 gian, 4 vì, được làm bằng gỗ lim và gỗ mít nên rất vững chắc. Trên có lợp ngói mũi hài, phía trước để trống, 3 phía thưng ván, nền nhà được láng xi măng. Mỗi nhà có 8 cột được dựng trên 8 viên đá. Tất cả các Xà, hạ, câu đầu được chạm hình vân mây; các kẻ chạm hình rồng với nét khỏe khoắn nhưng đơn giản…

Nhà Hữu vu là nơi để xe ngựa, hiện nay ở gian hồi phía Bắc có tượng ngựa gỗ dài 1.92m; cao 1,28m được sơn màu hồng, 4 chân đứng trên xe gỗ bánh tròn. Ngựa với tư thế đứng, ngẩng cao đầu hướng về phía trước, hai mắt mở to, rất sống động.
Nhà Hạ điện có kiến trúc khá độc đáo so với các công trình trong tổng thể khu di tích, kết cấu kiểu tứ trụ, một gian hai hồi văn. Hạ điện được xây theo kiểu chồng diềm 8 mái, lợp ngói mũi hài, hai tầng đều được đắp vuốt 4 đầu đao, bờ thượng có đắp lưỡng long triều nguyệt. Nhà có 4 cột vuông đứng chịu lực cho cả mái. Toàn bộ cột, xà, hạ được sơn màu đỏ, trang trí hình tượng rồng trong mây bằng sơn màu trắng làm tăng thêm vẻ đẹp và hài hòa của màu sắc. Đặt giữa nhà Hạ điện là kiệu long hành sơn son thiếp vàng trên một giá gỗ. Thân kiệu và bành kiệu được các nghệ nhân chạm trổ hình rồng, mây, hoa lá rất sinh động.

Nối liền với Hạ điện là nhà Trung điện gồm 3 gian, 4 vì kèo, lợp ngói mũi hài. Chính giữa bờ thượng là bức đại tự bằng vôi vữa khảm sứ màu xanh ngọc với 2 chữ Hán “Tối linh”. Các chi tiết gỗ như ván nong, rường cánh cung, các đường hoành… được chạm trổ tinh xảo với hình bát quái, mặt hổ phù, long phượng ngậm cuốn thư, cá hóa rồng, rùa đội hoa sen, long mã…Gian giữa Trung điện đặt hai bàn thờ và 1 hương án và nhiều đồ tế khí được sơn son thiếp vàng để thờ các vị thần linh ứng trong xã. Hai bên các bàn thờ có 2 tượng Rùa đội Hạc, phía sau là 2 giá bát bửu…

Thượng điện có 3 gian 4 vì, diện tích xây dựng, các gian và liên kết ngang dọc, các mảng chạm trổ, họa tiết trang trí gần giống Trung điện, riêng các cột có đường kính lớn hơn. Thượng điện là nơi thờ chính của đền. Gian chính giữa đặt hai bàn thờ. Bàn thờ trong cùng đặt long ngai thờ Phan Đà, giữa bài vị ghi thần hiệu của ông “ Đô thiên đại đế, Long Vương trợ thuận, bảo quốc, bảo dân, linh triều phong tặng Thượng thượng đẳng phúc thần”.

Gian bên phải và gian bên trái được bài trí giống nhau, riêng gian bên phải có đặt chiếc mũ to bằng lưới, phía sau bàn thờ đặt hai thanh gươm.

Các hiện vật cổ còn lại trong đền Bạch Mã đến nay còn khá đa dạng mang giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, nghệ thuật gồm 28 lục lạc bằng đồng, 2 tượng voi, 1 long ngai đầu rồng, 4 bộ bát bửu, 1 kiệu rồng, 31 đài trán, 8 mâm ngũ quả, 2 nhà vàng, nhà bạc, 1 mũ lưới, 10 bát hương…

Từ thời Lê đến thời Nguyễn, lễ hội đền Bạch Mã được tổ chức rất nghiêm túc với quy mô lớn. Hàng năm, vào dịp kỷ niệm ngày mất của Phan Đà (13/6 âm lịch), triều đình phong kiến lại đứng ra tổ chức và giao cho quan sở tại chuẩn bị các lễ vật để làm lễ tế thần. Nhân dân tổng Võ Liệt còn mở hội rước sắc và tổ chức các hoạt động văn hóa, các trò chơi dân gian đa dạng, phong phú như: vật cù, kéo co, chọi gà, đánh đu, cờ người, cờ thẻ, đấu võ, đánh trận giả, thi hát ca trù, hát bội…

Hiện nay Lễ hội đền Bạch Mã vẫn được tổ chức quy mô, với phần Lễ và phần Hội. Phần Lễ gồm: lễ khai quang, yết cáo, tế thần và lễ tạ.

Phần Hội gồm lễ rước nước và một số hoạt động văn hóa, thể thao như giao lưu văn nghệ, thi người đẹp, đua thuyền sông Lam, đánh cờ người… Ngoài ra, các ban ngành cấp Huyện phối hợp với Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh trưng bày bộ triển lãm về phong trào cách mạng 1930-1931. Đây là một trong những hoạt động rất thiết thực để nhân dân và thế hệ trẻ Thanh Chương có dịp tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Với những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, đền Bạch Mã đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1993.
Đặc sản của Thanh Chương
Nhút Thanh Chương

Khắp một dải miền Trung, khi nhắc đến món ngon xứ Nghệ không thể không nhắc tới món nhút Thanh Chương. Món ăn dân dã này đã trở thành “thương hiệu” mà bất kì vị khách nào tới xứ “nhút mặn, cà chua” cũng nhớ, cũng vấn vương về mảnh đất và con người nơi đây…
Trẩy quả từ trên cây xuống còn tươi nguyên, quả mít non được gọt sạch vỏ gai bên ngoài dưới vòi nước, để nhựa mít khỏi dính vào tay và khi ăn nhút không có vị chát.

Có thể nói, ít có thức ăn nào làm được nhiều món, nhiều cách ăn đến thế.

Đơn giản nhất là món Nhút vắt khô, chấm nước Chẹo (được làm từ nước tương và lạc rang giã nhỏ, thêm ớt, tỏi, đường), ăn kèm với rau kinh giới. Hãy ăn chầm chậm để nghe vị mằn mặn của Nhút và nước tương, cay cay của ớt, ngòn ngọt của đường và mía non, bùi bùi của lạc, thơm thơm, nồng nồng của rau Kinh giới, sợi Nhút dai dai, giòn giòn không gì tuyệt bằng.
Liên hệ đặt vé tại phòng bán vé máy bay tại Thanh Chương để đến đây và thưởng thức tất cả.
 

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

0829 302 302