skip to Main Content

Quỳnh Lưu Nghệ An

Di chuyển đến Vinh và từ vinh đến Quỳnh Lưu
     Về giao thông, có tuyến đường sắt Bắc – Nam đi qua, ngoài ra còn có tuyến đường sắt đại phương. Đường bộ thì có tuyến đường huyết mạch quốc lộ 1A đi qua, về đường thủy  thì có 3 cửa sông đổ ra biển và được nối với nhau bởi hệ thống kênh đào nhà Lê, giao thông đường thuỷ được nối thông suốt từ bắc xuống nam, từ tây sang đông huyện, hiện nay đã có một cảng cá ở cửa lạch Quèn phục vụ cho nghề cá rất phát triển ở đây. Nằm cách sân bay Vinh 64km về phía bắc, sân bay Vinh là sân bay chính phục vụ các chuyến bay từ Vinh đi Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột với tần suất 20/ngày đặt vé qua đại lý vé máy bay tại Nghệ An hoặc phòng bán vé máy bay tại Quỳnh Lưu.

Di chuyển đến Vinh
Máy bay
Hành khách chọn hình thức di chuyển bằng máy bay sẽ đến sân bay Vinh, từ sân bay Vinh, khách sẽ đi về trung tâm thành phố Vinh. Một số hãng khai thác đường bay khứ hồi đến Vinh gồm:
Quốc nội: Vietnam Airlines, Jetstar, Vietjet Air khởi hành từ Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng và chiều ngược lại.
Giá vé tùy thuộc vào thời điểm và chặng bay. Có các tuyến chính:
Từ Sài Gòn: Giá từ 1.450.000 VND ++/người/lượt, thời gian bay 1 giờ 50 phút.
Từ Hà Nội: Giá từ 1.470.000 VND++/người/lượt, thời gian bay 50 phút.
Từ Vinh Đà Nẵng: Giá Từ 1.470.000 VND++/người/lượt, thời gian bay 1 giờ 15 phút.
Liên hệ đặt vé máy bay tại đại lý vé máy bay tại Nghệ An hoặc phòng vé
máy bay tại Quỳnh Lưu.
Tàu hỏa
1. Hà Nội: chiều dài 287 km
Hà Nội đi Vinh: Tàu  NA1, NA3, SE1, SE19, SE3, SE5, SE7, TN2. Tham khảo giờ đi và tham khảo giá vé
Vinh đi Hà Nội: Tàu NA2, NA4,SE2, SE20, SE4, SE6,SE8, TN Tham khảo giờ đi và tham khảo giá vé.
2. Sài Gòn: chiều dài 1470km
Sài Gòn đi Vinh: Tàu SE2, SE4, SE6, SE8, TN2.
Xe khách
1. Từ Hà Nội: thời gian đi 5 – 6 giờ
Xe Hoàng Long: 220.000 VND /người/lượt. giờ xuất bến 17h00 đến 22h00. điện thoại  (04) 398772253. Địa chỉ: số 3, Nguyễn Khoái, Bạch Đằng – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Xe Văn Minh: 230.000 VND/người/lượt. Giờ xuất bến: 18h00’ – 22h30’. Điện thoại 04.8586.6767. Địa chỉ: Km số 8, đường Giải Phóng, phường Hoàng Liệt – Hoàng Mai – Hà Nội.
Xe An Bình Tâm: 200.000 VND/người/lượt. Giờ xuất bến: 20h00. Điện thoại: 091 222 1056 – 0913 056 404. Địa chỉ: 20 Phạm Hùng, Mỹ Đình – Từ Liêm – Hà Nội.
2. Từ Sài Gòn: thời gian đi 23 giờ
THUẬN THẢO

  • Lịch trình : Sài Gòn – Vinh
  • Giờ xuất bến : Sài Gòn 8h-13h Vinh 7h3017h
  • Điện thoại : (08) 35112957 – 0913 482369

KHẨN NHỊ

  • Lịch trình : Sài Gòn – Vinh
  • Giờ xuất bến : Sài Gòn ( Bx Miền Đông) 7h sáng thứ 2 Vinh 5h sáng thứ 6
  • Điện thoại: 0913398855 – 083 2920078

THANH DEM

  • Lịch trình : Nghĩa Đàn – Vinh – Sài Gòn – Bx Ngã Tư Ga
  • Giờ xuất bến : Các ngày chẵn âm lịch
  • Điện thoại : (038) 3817179 – 0912 923120 – (038) 3960108 – 0985 191022

HUY HÙNG

  • Lịch trình : Nghĩa Đàn (Nghệ An) – Sài Gòn (Bến xe Ngã Tư Ga)
  • Giờ xuất bến : Nghệ An các ngày: 02-06-10-16-20-26 âm lịch Sài Gòn các ngày: 04-08-12-18-22-28 âm lịch
  • Điện thoại : (038) 3963108 – 0985 503457

HỒNG HẢI

  • Lịch trình : Gia Lai – Vinh
  • Giờ xuất bến : Gia Lai 8h30 Vinh 14h
  • Điện thoại : 0957 857119 – 0987 008800

Taxi
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, hiện có khoảng trên 700 xe taxi trong đó 3 hãng taxi lớn nhất là: taxi Mai Linh, taxi Vạn Xuân và taxi Vinaxu đang hoạt động và tập trung chủ yếu tại khu vực thành phố Vinh.
Sau đây là các hãng taxi ở Nghệ An để thuận tiện cho các bạn nếu tới đây.

Taxi Mai Linh (Vinh, Cửa Lò, Đô Lương, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Thái Hòa) 038.3.57.57.57
Taxi Mai Linh (Diễn Châu, Nghệ An) 038.3.788.788
Taxi Mai Linh (Nghĩa Đàn, Nghệ An) 038.3.819.819
Taxi Vạn Xuân 038.3.98.98.98
Taxi Vinaxu 038.3.699.699
Taxi Mekong 038.3.93.93.93
Taxi An Bình Tâm 038.3.828.828
Taxi Vinh 038.3.84.84.84
Taxi tải Thành Nam 038.3.87.87.87
Taxi Thành Vinh 038.8.500.909

Từ Vinh bạn có thể đi xe khách về Quỳnh Lưu để du lịch.
Tiềm năng du lịch của Quỳnh Lưu
               Quỳnh Lưu là vùng đất giàu truyền thống văn hóa lịch sử từ lâu đời, đây là nơi cội nguồn gốc tích của dòng họ Hồ từ thế kỉ 10. Họ Hồ ở Quỳnh Lưu có các nhân vật nổi tiếng như nhà Vua Hồ Quý Ly; nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương; bảng nhãn Hồ Sỹ Dương, Hoàng giáp Hồ Sỹ Đống, Hồ Phi Tích, nhà cách mạng Hồ Tùng Mậu, Hoàng Văn Hợp, liệt sĩ cách mạng kháng chiến chống Pháp (1930 – 1931) nguyên Huyện ủy viên huyện ủy Quỳnh Lưu. Quỳnh Lưu còn là quê hương của nhiều nhà khoa bảng nổi tiếng trong lịch sử như: Thám hoa Dương Cát Phủ; danh sĩ Phạm Đình Toái, Hoàng Văn Hoan..
Ngoài ra Quỳnh lưu còn có các di tích lịch sử đã được nhà nước công nhận và bảo tồn phát huy nó. Như: Di chỉ khảo cổ học Quỳnh Văn ở xã Quỳnh Văn; Đền Quỳnh Tụ; Nhà thờ hộ Hồ ở xã Quỳnh Đôi; Đình Tám Mái ở xã Quỳnh Thuận; Đình Làng Quỳnh Đôi ở xã Quỳnh Đôi; Đền Thượng ở xã Quỳnh Nghĩa; Đền Voi ở xã Quỳnh Hồng; Đền Cờn ở xã Quỳnh Phương.
               Đến với Quỳnh Lưu thì chúng ta không thể nào không tới Đền Cờn. Đền Cờn được xây dựng vào năm 1312 giới thời vua Trần Anh Tông, tọa tại làng Phương Cần, xã Quỳnh Phương (Quỳnh Lưu). Đền nằm ngay sát cửa biển Lạch Cờn, có địa thế non nước hữu tình. Nơi đây thờ tứ vị Thánh nương, là các nữ Thần bảo vệ dân chài, vốn là một tín ngưỡng khá phổ biến của cư dân ven biển miền trung.

 
               Đền Cờn trong có kiến trúc cổ kính và nằm trên mảnh đất có phong thủy đẹp. Sau đền có hai đồi nhỏ nhô cao, giăng dài ra hai bên như cánh phượng. Tại hai đồi có hai giếng nước, tương truyền đây là mắt phượng. Bên kia dòng sông Mai Giang phía trước đền có núi Voi, núi Xước và sau lưng là biển.Đền Cờn ngoài cách đền Cờn trong khoảng 1km, tọa lạc trên dãy núi Hùng Vương. Đền thờ các vị thần như: Đế Bính, Trương Thế Kiệt, Lục Tú Phu… Các vị thần này trước phối thờ ở đền Cờn trong, song do quan niệm Nho giáo nam nữ bất đồng cung nên đến thời Lê đền thờ được xây riêng. Đền được đặt trên núi ngay sát cửa biển, nên đến đấy ngoài sự cổ kính, du khách còn được mãn mục với phong cảnh rất phóng khoáng và thơ mộng.
Lễ hội của đền diễn ra từ ngày 19 – 21 tháng giêng hằng năm với nhiều trò chơi dân gian độc đáo được tổ chức như: Kéo co, bịt mắt đập niêu, cờ người, đua thuyền…
                Chính vì sự linh thiêng của ngôi đền, không chỉ trong những ngày lễ hội, mà quanh năm, nhất là vào mùa xuân, du khách thập phương từ mọi miền đất nước không quản đường sá xa xôi lại tụ hội về xứ Nghệ, đến với đền Độc Cước tế lễ để nguyện cầu những điều an lành, hạnh phúc và thịnh vượng cho bản thân và gia đình.
Nhắc tới du lịch sinh thái chúng ta không thể không nhắc tới danh thắng hồ Vực Mấu (xã Quỳnh Trang), một trong những hồ có diện tích lớn nhất ở Nghệ An. Hồ Vực Mấu cách đền Cờn 5km, thị trấn Hoàng Mai 3km, có hình dáng đẹp, độc đáo, hoang sơ, được bao quanh bởi rừng núi với những thung lũng nhỏ, rất hợp lý để xây dựng các khu nhà nghỉ, khách sạn, các loại hình vui chơi khác kết hợp nghỉ ngơi, an dưỡng. Ngoài ra, hang động ở Quỳnh Tam cũng là một điểm đến khá hấp dẫn.
              Quỳnh Lưu có khu du lịch Biển Quỳnh chạy dài từ Quỳnh Lập vào Tiến Thủy với bãi cát vàng, động Hang Dơi Quỳnh Tam. Với 34km bờ biển cơ bản có thể quy hoạch xây dựng các bãi tắm và cả huyện có 26 di tích lịch sử văn hóa được Nhà nước xếp hạng (đặc biệt là Đền Cờn), rồi di chỉ văn hóa Quỳnh Văn, Làng văn hóa nổi tiếng Quỳnh Đôi, đền Vua Hồ – xã Ngọc Sơn, hồ vực Mấu, hang động Quỳnh Tam… và những kiến tạo thiên nhiên, cuộc sống sôi động ven biển, tạo cho Quỳnh Lưu có thể trở thành một điểm đến hấp dẫn. Vấn đề là, Quỳnh Lưu phải thể hiện tốt tiềm năng vị thế với dày dặn các điều kiện được nằm trong tuyến quần thể du lịch văn hóa và sinh thái của tỉnh.
Đặc sản của Quỳnh Lưu
Đó là món chè Dung
                Gọi chè Dung là đặc sản của đất Quỳnh, nhưng trên thực tế chè Dung chỉ có ở một số xã miền núi của huyện Quỳnh Lưu. Chè Dung không ai trồng, nó mọc tự nhiên trên rừng và phải đi vào khá sâu mới hái được. Chè Dung có thể uống khi đang còn tươi hoặc khi phơi khô, vì thế nhiều người ở xa ngang qua Quỳnh Lưu vẫn hay mua để làm nước uống dần. Cái hay của chè Dung là có thể làm nước uống chung cho cả nhà vì vị của nó mát, ngọt và rất dễ uống, lúc đói có thể uống một lúc hai ba cốc vẫn bình thường.

 

                                               che-Dung

 

           Nếu chỉ nhìn mà không uống, người không biết khó mà phân biệt được đâu là nước chè xanh, đâu là nước chè Dung, bởi cả hai cùng có chung một màu óng vàng. Vậy nhưng khác với vị chát, vị đặm của chè xanh, chè dung chỉ mới uống vào một ngụm nhỏ đã thấy ngọt và mát nơi đầu lưỡi. Thứ nước này cũng không quá ngọt như nước nhân trần của phía Bắc hay nhân nhẩn đắng như chè vằng, chè vối. chè Dung còn là một phương thuốc chữa bệnh, đặc biệt là bệnh dạ dày, bệnh tá tràng. Chè Dung còn là liều thức ăn vì nó có thể làm dịu đi những cơn đói bụng.

           Chè Dung còn là một phương thuốc chữa bệnh, đặc biệt là bệnh dạ dày, bệnh tá tràng. Chè Dung còn là liều thức ăn vì nó có thể làm dịu đi những cơn đói bụng. Cái hay của chè Dung là có thể làm nước uống chung cho cả nhà vì vị của nó mát, ngọt và rất dễ uống, lúc đói có thể uống một lúc hai ba cốc vẫn bình thường. Cách pha chế rất đơn giản, bạn chỉ cần một chiếc ca nhựa, hoặc chiếc ấm pha chè, cho chè dung vào dùng ít nước sôi xúc sạch rồi đổ đi, sau đó bạn đổ nước đã đun sôi vào, sau khoảng 15 phút bạn có thể rót ra thưởng thức cốc chè dung thơm ngon. Chè Dung sau khi hái về được làm sạch, phơi khô và đóng gói cẩn thận, đạt tiêu chuần về chất lượng vệ sinh.

Mọi chi tiết đặt vé máy bay xin liên hệ đại lý vé máy bay tại Nghệ An, hay phòng vé máy bay tại Quỳnh Lưu.

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

0829 302 302