skip to Main Content

Nam Đàn Nghệ An

Nằm cách sân bay Vinh 19km về phía tây, đây là san bay lớn của vùng, đây là sân bay chính phục vụ các chuyến bay từ Vinh đi các Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột với tần suất 20/ngày đặt vé qua đại lý vé máy tại Nghệ An hoặc phòng vé máy bay tại Nam Đàn.

Di chuyển đến Vinh rồi từ Vinh di chuyển tới Nam Đàn

Máy bay
Hành khách chọn hình thức di chuyển bằng máy bay sẽ đến sân bay Vinh, từ sân bay Vinh, khách sẽ đi về trung tâm thành phố Vinh. Một số hãng khai thác đường bay khứ hồi đến Vinh gồm:
Quốc nội: Vietnam Airlines, Jetstar, Vietjet Air khởi hành từ Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng và chiều ngược lại.
Giá vé tùy thuộc vào thời điểm và chặng bay. Có các tuyến chính:
Từ Sài Gòn: Giá từ 1.450.000 VND ++/người/lượt, thời gian bay 1 giờ 50 phút.
Từ Hà Nội: Giá từ 1.470.000 VND++/người/lượt, thời gian bay 50 phút.
Từ Vinh Đà Nẵng: Giá Từ 1.470.000 VND++/người/lượt, thời gian bay 1 giờ 15 phút.
Liên hệ đặt vé tại đại lý vé máy bay tại Nghệ An, phòng vé máy bay tại Nam Đàn
Tàu hỏa
1. Hà Nội: chiều dài 287 km
Hà Nội đi Vinh: Tàu  NA1, NA3, SE1, SE19, SE3, SE5, SE7, TN2. Tham khảo giờ đi và tham khảo giá vé
Vinh đi Hà Nội: Tàu NA2, NA4,SE2, SE20, SE4, SE6,SE8, TN Tham khảo giờ đi và tham khảo giá vé.
2. Sài Gòn: chiều dài 1470km
Sài Gòn đi Vinh: Tàu SE2, SE4, SE6, SE8, TN2.
Xe khách
1. Từ Hà Nội: thời gian đi 5 – 6 giờ
Xe Hoàng Long: 220.000 VND /người/lượt. giờ xuất bến 17h00 đến 22h00. điện thoại  (04) 398772253. Địa chỉ: số 3, Nguyễn Khoái, Bạch Đằng – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Xe Văn Minh: 230.000 VND/người/lượt. Giờ xuất bến: 18h00’ – 22h30’. Điện thoại 04.8586.6767. Địa chỉ: Km số 8, đường Giải Phóng, phường Hoàng Liệt – Hoàng Mai – Hà Nội.
Xe An Bình Tâm: 200.000 VND/người/lượt. Giờ xuất bến: 20h00. Điện thoại: 091 222 1056 – 0913 056 404. Địa chỉ: 20 Phạm Hùng, Mỹ Đình – Từ Liêm – Hà Nội.
2. Từ Sài Gòn: thời gian đi 23 giờ
THUẬN THẢO

  • Lịch trình : Sài Gòn – Vinh
  • Giờ xuất bến : Sài Gòn 8h-13h Vinh 7h3017h
  • Điện thoại : (08) 35112957 – 0913 482369

KHẨN NHỊ

  • Lịch trình : Sài Gòn – Vinh
  • Giờ xuất bến : Sài Gòn ( Bx Miền Đông) 7h sáng thứ 2 Vinh 5h sáng thứ 6
  • Điện thoại: 0913398855 – 083 2920078

THANH DEM

  • Lịch trình : Nghĩa Đàn – Vinh – Sài Gòn – Bx Ngã Tư Ga
  • Giờ xuất bến : Các ngày chẵn âm lịch
  • Điện thoại : (038) 3817179 – 0912 923120 – (038) 3960108 – 0985 191022

HUY HÙNG

  • Lịch trình : Nghĩa Đàn (Nghệ An) – Sài Gòn (Bến xe Ngã Tư Ga)
  • Giờ xuất bến : Nghệ An các ngày: 02-06-10-16-20-26 âm lịch Sài Gòn các ngày: 04-08-12-18-22-28 âm lịch
  • Điện thoại : (038) 3963108 – 0985 503457

HỒNG HẢI

  • Lịch trình : Gia Lai – Vinh
  • Giờ xuất bến : Gia Lai 8h30 Vinh 14h
  • Điện thoại : 0957 857119 – 0987 008800

Taxi
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, hiện có khoảng trên 700 xe taxi trong đó 3 hãng taxi lớn nhất là: taxi Mai Linh, taxi Vạn Xuân và taxi Vinaxu đang hoạt động và tập trung chủ yếu tại khu vực thành phố Vinh.
Sau đây là các hãng taxi ở Nghệ An để thuận tiện cho các bạn nếu tới đây.

Taxi Mai Linh (Vinh, Cửa Lò, Đô Lương, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Thái Hòa) 038.3.57.57.57
Taxi Mai Linh (Diễn Châu, Nghệ An) 038.3.788.788
Taxi Mai Linh (Nghĩa Đàn, Nghệ An) 038.3.819.819
Taxi Vạn Xuân 038.3.98.98.98
Taxi Vinaxu 038.3.699.699
Taxi Mekong 038.3.93.93.93
Taxi An Bình Tâm 038.3.828.828
Taxi Vinh 038.3.84.84.84
Taxi tải Thành Nam 038.3.87.87.87
Taxi Thành Vinh 038.8.500.909

Nam Đàn cách Vinh 15 km nên sau khi tới Vinh bạn có thể di chuyển bằng xe taxi, xe máy hoặc xe khách.

Các địa điểm du lịch  nổi tiếng và lễ hội truyền thống ở Nam Đàn

Nam Đàn là vùng đất địa linh nhân kiệt đã sản sinh ra nhiều bậc danh nhân, hào kiệt. Hiện nay Nam Đàn còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hoá có ý nghĩa to lớn đặc biệt là Khu tích Kim Liên gắn liền với thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các cụm di tích quan trọng là làng Hoàng Trù quê ngoại và làng Sen quê nội Bác, mộ bà Hoàng Thị Loan và núi Chung, Nhà thờ họ Nguyễn Sinh, nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm, nhà thờ cụ cử Vương Thúc Quý….

Ngoài ra quý khách đến đây còn có thể được nhận thức một cách đầy đủ hơn về lịch sử, văn hóa và con người Nghệ An với quần thể di tích và điểm hẹn thiên nhiên hấp dẫn như núi Thiên Nhẫn, thành Lục Niên, khu mộ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp ở xã Nam Kim, nhà lưu niệm Phan Bội Châu ở thị trấn Nam Đàn, đền thờ, lăng mộ Mai Hắc Đế và mộ mẹ nhà vua, đình Hoành Sơn, đền Hoàng Sơn, đình Trung Cần tại xã Khánh Sơn và hồ Tràng Đen thuộc xã Nam Nghĩa.
Từ Nam Đàn theo quốc lộ 15A, đường Hồ Chí Minh, khách du lịch có thể đến các huyện Thanh Chương, Đô Lương, Tân Kỳ, Yên Thành với nhiều điểm du lịch hấp dẫn khác như: Hang Mắt Trắng, vườn cò Hoa Sơn, suối nước nóng Giang Sơn (Đô Lương), hồ Sông Sào (Nghĩa Đàn)…, những di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng như: Tượng đài thanh niên xung phong Truông Bồn, tượng đài khởi nghĩa (Đô Lương), đền Bạch Mã, đình Võ Liệt (Thanh Chương), cộc mốc số 0 đường chiến lược Hồ Chí Minh (Tân Kỳ), các làng nghề truyền thống như: Làng nghề nồi đất ở Trù Sơn, nghề bánh đa ở Đà Sơn..Bên cạnh đó, khách du lịch có thể bằng lòng hơn với chuyến đi của mình qua thưởng thức món thịt dê Cầu Đòn, thịt bê Nam Nghĩa (Nam Đàn), bánh đa Đô Lương, đặc sản gà đồi Thanh Chương…

Khu di tích Kim Liên

Làng Sen – Quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh

Làng Hoàng Trù – Quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cụm di tích Hoàng Trù

Từ Vinh lên 13km, cách quốc lộ 46 chừng 1000m về phía trái của một ngã ba, có một ngôi làng gợi nên sự yên tĩnh vĩnh hằng với những mái nhà tranh mộc mạc đơn sơ khiêm nhường ngơi nghỉ dưới từng luỹ tre biêng biếc, đó là làng Hoàng Trù, quê ngoại, cũng là nơi cậu bé Nguyễn Sinh Cung, về sau là Nguyễn Tất Thành, Nguyễn ái Quốc – Hồ Chí Minh, cất tiếng khóc chào đời. Cụm di tích Hoàng Trù nằm gọn trong khu đất 3500m2, ở đó toạ lạc ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân, nhà cụ Hoàng Đường và ngôi nhà nơi sinh  ra vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam mới.

Nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Cách Hoàng Trù 2km, làng Kim Liên ngát hương sen, còn gọi là làng Sen, là quê nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh – nơi Bác sống hồi niên thiếu (1901 -1906).
Sau luỹ tre xanh là ngôi nhà lá 5 gian đơn sơ do bà con làng Sen dựng cho gia đình cụ Nguyễn Sinh Sắc khi đỗ Phó bảng (1901), rời kinh thành Huế về quê nội sống đời sống cùng bà con xóm mạc. Cạnh đó là ngôi nhà 3 gian do ông Nguyễn Sinh Thuyết, anh cùng cha khác mẹ với cụ Sắc tặng cùng dịp, đây là trù phòng của gia đình. Trong ngôi nhà này, cụ Sắc đã dành hai gian trang trọng để thờ vợ và tiếp khách. Bàn thờ được làm bằng liếp tre nứa, trên trải chiếu nhỏ đặt bát hương, cây nến và bài vị bằng gỗ giản dị. Gian thứ tư là nơi nghỉ của cụ Sắc với phản gỗ kê bên cửa sổ chính cùng chiếc án thư đã từng chứng kiến việc cụ dạy các con học chữ, cũng là chỗ để cụ cùng bà con xóm mạc quây quần bên ấm chè xanh. Đây cũng là nơi cậu bé Nguyễn Sinh Cung cùng anh chị tiếp nhận nhân cách cao thượng của cha, lòng nhân ái của mẹ. Hiện các kỉ vật còn được lưu giữ một cách khá đầy đủ.

Khu trưng bày và nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khu trưng bày ở di tích Kim Liên ra đời từ 1970, gồm 3 phòng Đây là bảo tàng đầu tiên trong cả nước trưng bày tiểu sử của Bác. Sau khi hệ thống bảo tàng Hồ Chí Minh ra đời, việc trưng bày ở đây chuyển thành trưng bày bổ sung di tích với những giải pháp mĩ thuật độc đáo, sáng tạo nhằm tôn vinh các tài liệu, hiện vật, tạo được cảm xúc mới, hấp dẫn người xem. Toàn bộ phòng trưng bày tiểu sử của Bác trước đây được chuyển sang chủ đề hoàn toàn mới mẻ: tình cảm của đồng bào, đồng chí trong nước và bạn bè quốc tế đối với Bác và khu di tích Kim Liên với một không gian thoáng, đầy ánh sáng với những đường viền hoa sen diễn tả sự lan toả đậm đà của Bác Hồ, của quê nhà Kim Liên.
Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại khu DTLSVH Kim Liên Nam Đàn
Nhà tưởng niệm bổ sung thêm cho khu di tích hoàn thiện một mô hình mới trong hoạt động bảo tàng: mô hình Di tích – bảo tàng – tưởng niệm, góp phần quan trọng trong việc phát huy tình cảm thiêng của nhân dân đối với Bác và khả năng thu hút du khách muôn phương.

Khu mộ bà Hoàng Thị Loan

Mộ có từ năm 1942, do ông Nguyễn Sinh Khiêm chọn đất, được khởi công xây dựng lại vào ngày 19/5/1984 trên chính vị trí mộ mà ông Nguyễn Sinh Khiêm đã chọn; quanh mộ ốp đá hoa cương Liên Xô (cũ) và những phiến cẩm thạch từ mỏ đá Quỳ Hợp (Nghệ An), toàn ngôi mộ nằm trầm mặc và yên mát trong sự chở che của một giàn hoa giấy tốt tươi gồm 4 gốc do nhân dân tỉnh Đồng Tháp chiết từ khu mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – với ý nguyện để hai người mãi mãi bên nhau trong một cuộc hoà hợp vĩnh hằng.
Đây là khu di tích tiêu biểu gắn liền với một người Việt Nam tiêu biểu nhất: Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng Dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới. Khu di tích Kim Liên thuộc địa phận xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, cách thành phố Vinh 13km, đi theo quốc lộ 46, bao gồm quê nội, quê ngoại Bác Hồ và lăng mộ bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu của Người. Đến với Kim Liên, du khách sẽ có điều kiện để chứng kiến những kỉ vật, kỉ niệm thời thơ ấu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được suy ngẫm về một con người vĩ đại, kết tinh của văn hoá Đông Tây kim cổ trong vẻ đẹp giản dị, thanh bình của một trong những điển hình làng quê Việt Nam.
Ngoài các khu di tích lịch sử này các bạn còn có một số nơi tham quan và khám phá khác như Chùa Đại Tuệ, lăng mộ của Nguyễn Thiếp La Sơn Phu Tử, núi Thiên Nhẫn và Thành Lục Niên, Chùa Đức Sơn, làng nghề tương Nam Đàn,…

Các món đặc sản của Nam Đàn
Tương Nam Đàn

Tuy không phải là cao lương mỹ vị nhưng từ bao đời nay, nhưng tương Nam Đàn vẫn luôn được biết đến là thương hiệu mang nét đặc trưng riêng của xứ Nghệ.Nghề làm tương ở Nam Đàn đã có từ rất lâu, ban đầu chỉ một số hộ làm nhưng đến nay, gia đình nào cũng biết làm tương.
Bất kì ai đặt chân đến vùng đất này, có dịp được nếm tương Nam Đàn, sẽ không quên câu ca chân chất:

“Ai về ăn nhút Thanh Chương
Dừng chân nếm thử vị tương Nam Đàn”.

Giò me Nam Đàn
Giò me với nguyên liệu chính là thịt me, gia vị, hạt tiêu, nước mắm nguyên chất đặc sản Cửa Lò, trứng gà, hoàn toàn không có chất bảo quản hay bất kì phụ gia nào. Tất cả được cuộn tròn và gói lại thành giò.

Sau khi được hấp cách thủy 12 tiếng, Giò me  ra lò luôn thơm ngậy, cắt mỗi lát giò đều có màu thịt chín hồng đều, ăn giòn và mềm, không bị khô hay dai.

Giò me nam đàn ngon. Bởi vì:

– Được làm từ thịt me ( thịt bê ) Nam Nghĩa dưới 1 năm tuổi

– Trứng gà ri

– Nước mắm cốt cửa lò

– Hương liệu gia truyền

– Hấp bằng củi trong nồi gang đảm bảo 12h

Với truyền thống làm nghề lâu năm, thương hiệu giò me Nam Đàn đã và đang đem hương vị đặc sản mới của sông Lam, núi Hồng Lĩnh tới mọi miền đất nước. Với đĩa giò me được cắt lát mỏng chấm tương ớt bạn có thể lai rai uống rượu/bia, ăn kèm các món ăn khác trong tiệc gia đình.

 

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

0829 302 302