skip to Main Content

Diễn Châu phát huy các dự án bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

 

Tổ đồng quản lý nghề cá ven biển xã Diễn Kim kiểm tra nhắc nhở người dân

Diễn Kim là xã đầu tiên của huyện Diễn Châu, được Ban quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) của tỉnh Nghệ An, lựa chọn xây dựng mô hình đồng quản lý nghề cá ven bờ, với tổng số 206 ngư dân tham gia. Tiếp đó, Dự án thả 1000m2 rạn nhân tạo cách bờ biển Diễn Kim 3 hải lý, để làm nơi trú ngụ cho các loài sinh vật biển cũng đã triển khai. Hiện nay, Diễn Kim có 1 tổ đồng quản lý nghề cá trên biển cùng 7 đội hạt nhân quản lý nghề cá trên bờ và 1 đội thu gom rác thải dọc tuyến biển. Mới thành lập được gần 1 năm, tổ đồng quản lý nghề cá ở Diễn Kim đã phát hiện, nhắc nhỏ trên 100 trường hợp ngư dân vi phạm các quy định về khai thác thuỷ sản ven bờ. Nhờ vậy, đã chấm dứt được tình trạng khai thác hải sản theo hình thức huỷ diệt của ngư dân Diễn Kim. 
 
Ông Bùi Sơn Công- Trưởng Ban điều hành dự án CRSD xã Diễn Kim trao đổi: “Phát huy sức mạnh của nhân dân cũng như những hộ làm nghề, làm xanh, sạch, đẹp bãi biển Diễn Kim để phát huy nguồn lợi thuỷ hải sản để các loại cá, các sinh vật của biển vào bờ để sinh đẻ và nơi tụ tập sinh sống của các loại cá biển, đó ;là mục tiêu mà UBND xã chỉ đạo cùng với Ban dự án làm được để phát triển nghề cá Diễn Kim ngày càng phát triển bền vững”.

Đại lý vé máy bay tại Diễn Châu có bán vé máy bay Vinh đi Saig Gòn giá rẻ
 

Cảng cá Lạch Vạn xã Diễn Ngọc – Được dự án CRSD hỗ trợ xây dựng

Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững  còn đầu tư 34 tỷ đồng để nâng cấp cảng cá Lạch Vạn xã Diễn Ngọc lên 7000 m2. Công trình hoàn thành, ngoài việc đảm bảo cho gần 600 tàu, thuyền của 2 xã Diễn Bích, Diễn Ngọc, cập cảng để tiêu thụ hải sản. Thì sau khi nâng cấp, dòng chảy tại cảng cá không còn bị gấp khúc, trở nên thông thoáng giải quyết được vấn đề ứ đọng rác thải tại cảng cá. Ngoài ra, hệ thống xử lý rác thải tại cảng cá đạt tiêu chuẩn Quốc tế đi vào hoạt động, đã góp phần quan trọng trong việc cải tạo môi trường vùng biển, vùng cửa sông.
 
Ông Nguyễn Xuân Dũng- P. Chủ tịch UBND xã Diễn Ngọc nói: “Điều đầu tiên là đảm bảo môi trường các khúc sông từ vùng trên chảy xuống ô nhiễm môi trường cũng rất ảnh hưởng đến các nguồn lợi thuỷ sản nhất các khu vực trồng rừng ngập mặn như tôm, cua…ngày hôm nay cũng đã được cải thiện. Đó là cái hữu ích mà nâng cấp cảng cá mang lại”.

 

Công an Huyện Diễn Châu tuyên truyền cho ngư dân để bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Phát huy hiệu quả của các Dự án bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đã được triển khai trên địa bàn. Ở Diễn Châu, những hoạt động để bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản luôn được quan tâm. Thông qua các Hội nghề cá, Nghiệp đoàn nghề cá…. tuyên truyền đến ngư dân việc đánh bắt đúng thời vụ, luồng lạch, giảm khai thác vùng lộng chuyển sang vùng khơi. Không sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính hủy diệt như: giã cào, kích điện hoặc dùng các loại thuốc nổ… tổ chức thả các loại hải sản như tôm, ngao, các loại cá  xuống biển, xuống sông, hồ. Tổ chức tuyên truyền Luật Biển, tập huấn về bảo vệ môi trường sinh thái, và hướng dẫn xử lý các vi phạm để bảo vệ nguồn lợi thủy sản tới tận các ngư dân.
 
Ông Phan Xuân Vinh- P. chủ tịch UBND huyện Diễn Châu cho biết: “Người dân đã có ý thức bảo vệ chính nguồn lợi thủy sản mà sau này mình tạo ra cơ hội để chúng ta tiếp tục phát triển nghề thủy sản ở các xã vùng biển, đồng thời có ý thức cùng với người dân trong việc bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác đánh bắt, đặc biệt là tuân thủ các quy định pháp luật trong việc khai thác đánh bắt”.
 
Với sản lượng thuỷ sản hàng năm đạt 33.000 tấn, giá trị hơn 300 tỷ đồng, chiếm 1/10 tổng giá trị thu nhập toàn huyện, điều này khẳng định việc phát huy của các dự án bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản của Diễn Châu luôn được phát huy./.

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

0829 302 302