Đền Thờ Quang Trung – Vinh Nghệ An
Án ngữ trên đỉnh Dũng Quyết, nhìn xuống dòng sông Lam hiền hòa uốn lượn, ngắm thành phố Vinh Nghệ An mờ ảo trong sương, đền thờ vua Quang Trung là điểm đến thu hút khá đông du khách gần xa. Bởi vẻ cổ kính của nó khiến cho du khách khắp nơi muốn đến để khám phá và chiêm ngưỡng nó. Hiện đã có vé máy bay vinh đi Hà Nội giá rẻ, vé máy bay Vinh đi Sài Gòn giá rẻ, vé máy bay Vinh đi Đà Nẵng giá rẻ, vé máy bay Vinh đi Buôn Mê Thuột giá rẻ và các chiều ngược lại liên hệ tới đại lý vé máy bay tại Nghệ An để được tư vấn và đặt vé.
Đỉnh núi Dũng Quyết mà người dân quen gọi là núi Quyết có bốn chi: chi hướng về phía Tây gọi là Long Thủ (đầu rồng), chi hướng về phía Đông Nam là Phượng Dực (cánh phượng hoàng), chi hướng về phía Đông Bắc gọi là Quy Bối (lưng rùa) và chi hướng về phía Tây Nam gọi là Kỳ Lân (con mèo). Đền thờ vua Quang Trung nằm trên đỉnh núi thứ hai, thuộc chi Phượng Dực, trên độ cao 97m so với mực nước biển, được khởi công xây dựng từ ngày 15/8/2005, đến ngày 7/5/2008 làm lễ khánh thành và mở hội phục vụ khách tham quan, là công trình kỉ niệm 220 năm Phượng hoàng Trung đô.

Đất Phượng hoàng Trung đô – nơi ghi dấu công lao của vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, là nơi địa linh được vua Quang Trung chọn làm kinh đô xưa. Dấu tích của thành Phượng hoàng Trung đô ngày nay không còn nhiều. Trải qua biến động thời gian, thành Phượng hoàng giờ chỉ còn là phế tích. Việc xây dựng đền thờ Quang Trung đã thỏa lòng mong ước của người dân muốn có một nơi thâm nghiêm để tưởng nhớ đến vị anh hùng của quê hương, cùng ôn lại chiến công của đoàn quân Nguyễn Huệ năm xưa vượt núi băng rừng thần tốc tiến vào Thăng Long, đánh thắng quân Thanh xâm lược.
Quang Trung ra đi đột ngột ở tuổi 35 khi ý nguyện xây dựng thành Phượng hoàng còn chưa thực hiện được, con trai Quang Toản còn quá nhỏ để có thể tiếp tục sự nghiệp của cha. Triều đại Quang Trung tồn tại quá ngắn đã không kịp biến Trung Đô thành kinh đô của nước Việt nhưng cũng đủ để người dân nơi đây tự hào là quê hương của vị anh hùng áo vải cờ đào. Bước chân vào khu vực đền, du khách sẽ bị ấn tượng bởi Nghi môn tứ trụ được thiết kế theo kiến trúc hai tầng tám mái. Tiếp đó là bức bình phong tứ trụ dựng ngay trên trục chính đạo.
Quang Trung ra đi đột ngột ở tuổi 35 khi ý nguyện xây dựng thành Phượng hoàng còn chưa thực hiện được, con trai Quang Toản còn quá nhỏ để có thể tiếp tục sự nghiệp của cha. Triều đại Quang Trung tồn tại quá ngắn đã không kịp biến Trung Đô thành kinh đô của nước Việt nhưng cũng đủ để người dân nơi đây tự hào là quê hương của vị anh hùng áo vải cờ đào. Bước chân vào khu vực đền, du khách sẽ bị ấn tượng bởi Nghi môn tứ trụ được thiết kế theo kiến trúc hai tầng tám mái. Tiếp đó là bức bình phong tứ trụ dựng ngay trên trục chính đạo.

Bên phải của khu đền là chiếc chuông lớn, bên trái là chiếc trống do một tập đoàn kinh tế cung tiến. Và chính tại nơi cửa đền uy nghiêm này cũng có những điều khiến du khách phải ngạc nhiên. Đền không chỉ mang dáng vẻ uy nghi của nơi thâm cung mà còn mang dáng dấp rất hiện đại với đá lát, cây cảnh. Dọc haibên lối chính dẫn vào đền là hàng chục chậu bonsai lớn được các cơ quan, công ty, tập đoàn kinh tế cung tiến. Một điều đặc biệt nữa là Quầy hàng tự giác nằm ở bên phải khu đền. Quầy hàng không có người bán, không người trông coi, khách đến mua tự lấy hàng và bỏ tiền vào một hòm gỗ ngay bên cạnh theo giá niêm yết.
Nếu như trước đây, muốn lên chính điện, người dân phải leo bộ lên đỉnh núi thì nay đã có đường nhựa dẫn thẳng lên đỉnh, có bãi đỗ xe phục vụ khách tham quan bằng xe máy cũng như ô tô. Đi theo con đường này lên đền khiến du khách có cảm giác như đang đổ đèo Hải Vân, cũng quanh co đến rợn người và cảnh đẹp mê hồn. Con đường dẫn thẳng vào đền đã làm cho đời sống của bà con xung quanh khu vực này khấm khá hơn nhờ các dịch vụ du lịch cũng như giao thông thuận tiện.
Hàng năm đền thờ Hoàng đế Quang Trung có 2 ngày lễ lớn đó là: Ngày 29 tháng 7 âm lịch – ngày giỗ của Hoàng đế Quang Trung, và ngày mùng 5 tháng Giêng âm lịch – ngày Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa. Đặc biệt vào dịp kỷ niệm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa đền thờ Hoàng đế Quang Trung tổ chức lễ phát hành thẻ ấn để phù hộ cầu mong cho mọi người, mọi nhà được bình an may mắn trong năm mới.
Nếu như trước đây, muốn lên chính điện, người dân phải leo bộ lên đỉnh núi thì nay đã có đường nhựa dẫn thẳng lên đỉnh, có bãi đỗ xe phục vụ khách tham quan bằng xe máy cũng như ô tô. Đi theo con đường này lên đền khiến du khách có cảm giác như đang đổ đèo Hải Vân, cũng quanh co đến rợn người và cảnh đẹp mê hồn. Con đường dẫn thẳng vào đền đã làm cho đời sống của bà con xung quanh khu vực này khấm khá hơn nhờ các dịch vụ du lịch cũng như giao thông thuận tiện.
Hàng năm đền thờ Hoàng đế Quang Trung có 2 ngày lễ lớn đó là: Ngày 29 tháng 7 âm lịch – ngày giỗ của Hoàng đế Quang Trung, và ngày mùng 5 tháng Giêng âm lịch – ngày Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa. Đặc biệt vào dịp kỷ niệm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa đền thờ Hoàng đế Quang Trung tổ chức lễ phát hành thẻ ấn để phù hộ cầu mong cho mọi người, mọi nhà được bình an may mắn trong năm mới.

Ngoài việc hưởng thụ những giá trị văn hóa tâm linh, chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, không khí tĩnh mịch linh thiêng của đền thờ Hoàng đế Quang Trung, du khách còn có dịp thưởng thức hương vị đặc biệt “đặc sản chè vằng” được Ban Quản lý thu hái từ cây chè vằng tự nhiên trên núi Dũng Quyết nơi đền thờ tọa lạc.
Mới chỉ cách đây chưa lâu, vùng núi Quyết còn là đất hẻo lánh vậy mà giờ đây đã hứa hẹn một khu du lịch sầm uất trong tương lai. Sông Lam, núi Quyết và giờ là đền Quang Trung sẽ đem lại cho bà con vùng Trung Đô hướng làm kinh tế mới, đó là du lịch. Cùng với khu di tích Phượng hoàng Trung đô và thành cổ Vinh, đền thờ vua Quang Trung là một di tích nằm trong quần thể di tích thành Quang Trung cổ, là chứng tích của một thời kì oanh liệt trong lịch sử dân tộc. Đây là điểm đến mới, thu hút rất nhiều khách tham quan trong và ngoài nước.