skip to Main Content

Bi kịch khủng hoảng thừa các trường đại học, cao đẳng (kỳ 2): Trường xây hiện đại nhưng trống không

 


Trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân tại Cửa Lò quy mô 1.700 sinh viên đã đóng cửa. Ảnh: Q.Đ

Trường bỏ hoang hóa

Trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân được thành lập năm 2008, có trụ sở chính tại Đại lộ Nguyễn Sinh Cung, TX.Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Trường được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại nằm trên khuôn viên 50ha với khu giảng đường, khu hiệu bộ, thư viện, ký túc xá, căng tin, siêu thị… được kỳ vọng trở thành trung tâm đào tạo khoa học công nghệ, khoa học quản lý kinh tế và nghiên cứu khoa học của tỉnh, của vùng. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh theo thông báo trên website của trường năm 2015 là 1.700. Tuy nhiên, từ khi thành lập đến nay, số lượng SV nhập học tại trường rất ít, chỉ một vài trăm, dẫn đến tình trạng cơ sở vật chất bị hoang hóa rất lãng phí.

Đi vào cổng trường lần đầu vào tháng 7, đập vào mắt là cảnh tượng mênh mông… cỏ, các khối công trình im lìm, hầu như không thấy bóng dáng SV, chỉ có các phòng ban chức năng lác đác người làm việc. Đến tháng 10 trở lại, cảnh tượng càng hoang vắng hơn trước. Hỏi thăm một phụ nữ mặc bảo hộ lao động đang cắt cỏ, chị nói: “Toàn bộ trường đã chuyển về Vinh, nghe nói chỗ đất này đã bán cho ai rồi”.

Khi chúng tôi tiếp cận đề nghị cung cấp số liệu tuyển sinh, cán bộ phụ trách của trường sau nhiều lần hẹn thì từ chối là “không thể cung cấp”. Một cán bộ văn phòng cho biết, do lượng SV quá ít nên trường đã chuyển lên cơ sở 2 tại TP.Vinh để hoạt động. Toàn bộ cơ ngơi trên diện tích 50ha hiện đang bỏ trống.

Trường CĐ nghề Dầu khí (tại TP.Vinh, Nghệ An) được Tập đoàn Dầu khí VN đầu tư, khánh thành và đi vào hoạt động năm 2013, với tổng kinh phí 246 tỉ đồng. Trường được xây dựng trên diện tích 20.000m2, gồm nhà hội nghị 5 tầng, giảng đường 12 tầng, khu thể thao, khu phân xưởng, ký túc xá 5 tầng và nhà giáo viên. Mục tiêu của trường là đào tạo trước tuyển dụng, phục vụ các dự án trọng điểm của Tập đoàn Dầu khí VN và của cả nước. Nhưng đến năm 2015, chỉ còn khoảng 50 SV đã phải chuyển vào Vũng Tàu, toàn bộ cơ sở vật chất được giao cho UBND tỉnh và nay đã chuyển cho Trường CĐ Nghề Thương mại và Du lịch Nghệ An.

Đại lý vé máy bay tại Thị Xã Cửa Lò có bán Vé máy bay Vinh đi Sài Gòn giá rẻ
 

Trầy trật tuyển sinh

Trường ĐH Kinh tế Nghệ An mới được nâng cấp thành ĐH từ năm 2014, năm đầu không tuyển đủ chỉ tiêu. Năm 2015, trường có tổng chỉ tiêu là 2.165, đợt 1 chỉ tuyển được 600 thí sinh, đợt tiếp theo còn 1.565 chỉ tiêu, nhưng đến ngày 2.10 mới tuyển được thêm 900 SV, vẫn còn “trống” 665 chỉ tiêu.

Cô Nguyễn Thị Mai Anh – Phó Hiệu trưởng – cho biết, trường tiếp tục tuyển sinh cho đến tháng 12. Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vinh có chỉ tiêu ĐH là 900, nhưng đợt 1 chỉ tuyển được 309 thí sinh, chỉ tiêu CĐ là 800 nhưng đợt 1 mới tuyển được 51 em.

Đến ngày 29.9, Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải miền Trung đóng tại xã Nghi Liên (TP.Vinh) vẫn còn 450 chỉ tiêu. Trao đổi với PV, ông Trần Đình Hữu – Hiệu trưởng – cho biết: “Khó khăn trong công tác tuyển sinh là tình hình chung của nhiều trường hiện nay. Một là do dân số giảm, hai là do nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản, SV ra trường tìm việc làm rất khó”.

Về giải pháp, ông Trần Đình Hữu cho biết, trong thời điểm hiện nay cũng chưa thể có giải pháp đột phá. Một thực trạng chung là nhiều trường đang hoạt động cầm cự, số lượng học sinh, SV cứ vơi dần đến mức nào đó thì buộc phải chuyển đổi, hoặc giải thể.

Trường Trung cấp Kỹ thuật nông nghiệp tại thị trấn Xuân An (huyện Nghi Xuân) được tỉnh Hà Tĩnh đầu tư 15 tỉ đồng xây dựng năm 2000, gồm một dãy nhà học cao 4 tầng, ký túc xá 3 tầng và dãy nhà xưởng, nhà thí nghiệm 2 tầng. Nhưng vì người theo học ngày càng ít, đến năm 2013 không còn người học nên sáp nhập vào Trường ĐH Hà Tĩnh. Cơ sở vật chất bỏ hoang.

Nhìn những khối công trình đồ sộ đang trơ gan cùng tuế nguyệt giữa vị trí đắc địa (cận kề TP.Vinh, trung tâm kinh tế lớn của khu vực) và không biết sẽ được “thanh lý” như thế nào, chúng tôi không khỏi xót xa cho những đồng tiền ngân sách đã được đầu tư vào đây đang có nguy cơ mất trắng. Trong khi đó, theo thông tin mới nhất, các dãy nhà nội trú của GV huyện miền núi Hương Khê đang xuống cấp nghiêm trọng, các thầy cô vừa ở vừa nơm nớp sợ không an toàn, nhưng chưa được đầu tư xây dựng, nâng cấp vì thiếu kinh phí.

 

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

0829 302 302